Thứ Ba, 24 tháng 10, 2017

THÔNG TƯ 04/2004/TT-BCA

THÔNG TƯ 04/2004/TT-BCA

 THÔNG TƯ
SỐ 04/2004/TT-BCA NGÀY 31-3-2004 CỦA BỘ CÔNG AN
HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 35/2003/NĐ-CP NGÀY 04-4-2003
CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU
CỦA LUẬT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
THÔNG TƯ
SỐ 04/2004/TT-BCA NGÀY 31-3-2004 CỦA BỘ CÔNG AN
HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 35/2003/NĐ-CP NGÀY 04-4-2003
CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU
Ngày 04 tháng 4 năm 2003 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP "Quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy". Để thực hiện thống nhất
trong cả nước, Bộ Công an hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Nghị định nêu trên như
sau:
I. HỒ SƠ THEO DÕI, QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
1. Hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động phòng cháy và chữa cháy gồm:
a) Quy định, nội quy, quy trình, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về phòng cháy và chữa
b) Văn bản thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy (nếu có); giấy chứng
nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy (nếu có);
c) Phiếu phân loại cơ sở về phòng cháy và chữa cháy;
d) Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội dân phòng;
đ) Phương án chữa cháy đã được phê duyệt;
e) Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; các văn bản đề xuất, kiến nghị
về công tác phòng cháy và chữa cháy; biên bản vi phạm và quyết định liên quan đến xử lý vi
phạm về phòng cháy và chữa cháy (nếu có);
g) Các sổ theo dõi về công tác tuyên truyền, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ và hoạt
động của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội dân phòng; sổ theo dõi phương tiện phòng
cháy và chữa cháy;
h) Thống kê, báo cáo về phòng cháy và chữa cháy; hồ sơ vụ cháy (nếu có).
2. Hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động phòng cháy và chữa cháy phải bổ sung thường
xuyên và kịp thời.
3. Hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động phòng cháy và chữa cháy do người đứng đầu
cơ quan, tổ chức, cơ sở chỉ đạo lập và lưu giữ.
II. THỐNG KÊ BÁO CÁO VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
1. Thống kê về phòng cháy và chữa cháy gồm:
a) Thống kê về số lần kiểm tra an toàn, tuyên truyền, bồi dưỡng, huấn luyện về phòng
cháy và chữa cháy, xử lý vi phạm về phòng cháy và chữa cháy;
b) Thống kê số lượng cán bộ, đội viên dân phòng, đội viên phòng cháy và chữa cháy cơ
sở;
c) Thống kê phương tiện chữa cháy;
d) Thống kê về học tập, thực tập phương án chữa cháy; về vụ cháy, công tác chữa cháy
và những vấn đề khác có liên quan đến hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
2. Báo cáo về phòng cháy và chữa cháy gồm:
a) Báo cáo về vụ cháy, nổ;
b) Báo cáo về hoạt động phòng cháy và chữa cháy 6 tháng, một năm;
c) Báo cáo sơ kết, tổng kết phòng cháy và chữa cháy theo chuyên đề.
3. Thống kê, báo cáo về tình hình phòng cháy và chữa cháy định kỳ phải gửi đến cơ
quan, tổ chức cấp trên trực tiếp. Trường hợp có những thay đổi lớn liên quan đến bảo đảm an
toàn phòng cháy và chữa cháy ở cơ quan, tố chức thì cơ quan, tỔ chức đó thông báo kịp thời cho
đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trực tiếp quản lý địa bàn đó.
III. NỘI QUY AN TOÀN, SƠ ĐỒ CHỈ DẪN, BIỂN CẤM, BIỂN BÁO, BIỂN CHỈ
DẪN VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
1. Nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy gồm các nội dung cơ bản sau: quy
định việc quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, chất dễ cháy và thiết bị, dụng cụ có khả năng
sinh lửa, sinh nhiệt; quy định những hành vi bị cấm và những việc phải làm để ngăn chặn,
phòng ngừa cháy, nổ; quy định việc bảo quản, sử dụng hệ thống, thiết bị, phương tiện phòng
cháy và chữa cháy; quy định cụ thể những việc phải làm khi có cháy, nổ xảy ra.
2. Sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy phải thể hiện được các hạng mục công
trình, hệ thống đường nội bộ, lối thoát nạn, hướng thoát nạn, vị trí nguồn nước chữa cháy và
phương tiện chữa cháy; tùy theo tính chất, đặc điểm hoạt động cụ thể, sơ đồ chỉ dẫn về phòng
cháy và chữa cháy có thể tách thành những sơ đồ chỉ dẫn riêng thể hiện một hoặc một số nội
dung trên .
3. Biển cấm, biển báo và biển chỉ dẫn trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy:
a) Biển cấm lửa (biển cấm ngọn lửa trần), biển cấm hút thuốc, biển cấm cản trở lối đi lại,
biển cấm dùng nước làm chất dập cháy. Đối với những nơi sản xuất, bảo quản, sử dụng vật liệu
nổ, khí đốt hoá lỏng, xăng dầu và những nơi tương tự khác có tính chất nguy hiểm cháy, nổ cao
cần thiết cấm hành vi mang diêm, bật lửa, điện thoại di động và các thiết bị, vật dụng, chất có
khả năng phát sinh ra tia lửa hoặc lửa thì có biển phụ ghi rõ những vật cần cấm;
b) Biển báo khu vực hoặc vật liệu có nguy hiểm cháy, nổ;
c) Biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy là biển chỉ hướng thoát nạn, cửa thoát nạn
và chỉ vị trí để điện thoại, bình chữa cháy, trụ nước, bến lấy nước chữa cháy và phương tiện
chữa cháy khác.
4. Quy cách, mẫu biển cấm, biển báo và biển chỉ dẫn trong lĩnh vực phòng cháy và
chữa cháy thực hiện theo quy định của tiêu chuẩn TCVN 4897: 1989. Phòng cháy dấu hiệu an
toàn về mẫu mã, kích thước. Trong trường hợp cần thiết phải quy định rõ hiệu lực của các biển
cấm, biển báo thì có biển phụ kèm theo.
5. Nội quy, sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy của nơi nào phải được phổ biến
cho mọi người ở nơi đó biết và phải niêm yết ở những nơi dễ thấy để mọi người khác có liên
quan biết và chấp hành.
IV. THẨM DUYỆT VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
1. Thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án, công trình xây dựng
quy định tại Phụ lục 3 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP và phương tiện giao thông cơ giới có yêu
cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy là việc kiểm tra, đối chiếu các giải
pháp và nội dung thiết kế với những quy định trong các quy chuẩn, tiêu chuẩn và các văn bản
quy phạm pháp luật hiện hành của Nhà nước hoặc tiêu chuẩn quốc tế của nước ngoài được phép
áp dụng tại Việt Nam nhằm bảo đảm thực hiện đầy đủ các yêu cầu an toàn về phòng cháy và
chữa cháy:
Khi thiết kế kỹ thuật đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy thì cơ
quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy sẽ cấp "Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và
chữa cháy" theo mẫu PC1 Phụ lục 1 và đóng dấu "Đã thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy"
theo mẫu PC2 Phụ lục 1 Thông tư này vào từng bản vẽ đã kiểm tra, đối chiếu.
2. Việc thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy:
a) Đối với các dự án quy hoạch xây dựng, dự án đầu tư xây dựng công trình: cơ quan
Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thực hiện thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy và có văn
bản trả lời kết quả thẩm duyệt;
b) Đối với thiết kế công trình: nội dung thẩm duyệt thực hiện theo quy định tại khoản 2
Điều 16 Nghị định 35/2003/NĐ-CP;
c) Đối với các công trình quy định tại các mục 14, 15, 19 Phụ lục 3 Nghị định số
35/2003/NĐ-CP không thuộc diện phải lập dự án quy hoạch xây dựng và dự án đầu tư thì phải
được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chấp thuận về địa điểm trước khi tiến hành
thiết kế công trình;
d) Đối với phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về đảm bảo an toàn phòng
cháy và chữa cháy khi chế tạo mới hoặc hoán cải được thẩm duyệt về các nội dung sau:
- Giải pháp đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với các chất cháy dự kiến
bố trí trên phương tiện;
- Điều kiện ngăn cháy, chống cháy lan;
- Giải pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hệ thống điện, hệ thống
nhiên liệu và động cơ;
- Điều kiện thoát nạn, cứu người khi có cháy xảy ra;
- Hệ thống báo cháy, hệ thống chữa cháy và phương tiện chữa cháy khác;
- Hệ thống, thiết bị phát hiện và xử lý sự cố rò rỉ các chất khí, chất lỏng nguy hiểm về
cháy, nổ.
3. Hồ sơ thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy gồm 03 bộ phải có xác nhận của chủ
đầu tư, nếu hồ sơ thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch ra tiếng Việt và cơ quan,
tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm duyệt phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch đó;
Nội dung hồ sơ thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy được quy định như sau:
a) Đối với việc chấp thuận địa điểm xây dựng công trình gồm:
- Văn bản của chủ đầu tư đề nghị chấp thuận địa điểm xây dựng trong đó nêu rõ đặc
điểm, quy mô, tính chất của công trình dự kiến xây dựng;
- Tài liệu hoặc bản vẽ thể hiện rõ địa điểm, hướng gió chủ đạo, các thông tin về địa hình
của khu đất, về khí hậu, thuỷ văn, khoảng cách từ công trình dự kiến xây dựng đến các cơ sở,
công trình xung quanh.
b) Đối với thiết kế công trình thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định
35/2003/NĐ-CP.
c) Đối với phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về đảm bảo an toàn phòng
cháy và chữa cháy gồm:
- Văn bản đề nghị thẩm duyệt của chủ đầu tư, trường hợp chủ đầu tư ủy quyền cho một
đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo;
- Bản sao quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép chế tạo mới hoặc hoán cải
phương tiện (có xác nhận của chủ đầu tư);
- Các bản vẽ và thuyết minh thể hiện những nội dung yêu cầu về phòng cháy và chữa
cháy quy định tại điểm d khoản 2 Mục này;
- Tài liệu về thông số kỹ thuật của các thiết bị, phương tiện phòng cháy và chữa cháy
được thiết kế lắp đặt và trang bị.
d) Các bản vẽ và bản thuyết minh, sau khi đã thẩm duyệt, được trả lại cho chủ đầu tư 02
bộ, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trực tiếp thẩm duyệt giữ lại 01 bộ để kiểm tra thi
công, nghiệm thu công trình về phòng cháy và chữa cháy và trả lại chủ đầu tư lưu theo quy định
sau khi công trình được nghiệm thu và đưa vào hoạt động.
4. Thời gian thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy được tính kể từ khi nhận đủ hồ
sơ hợp lệ và được quy định như sau:
a) Đối với việc chấp thuận địa điểm xây dựng công trình: không quá 10 ngày làm việc,
cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm xem xét và có văn bản trả lời chủ
đầu tư về địa điểm xây dựng đó.
b) Đối với các dự án, thiết kế công trình: thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 16
Nghị định 35/2003/NĐ-CP.
c) Đối với phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về đảm bảo an toàn phòng
cháy và chữa cháy: không quá 20 ngày làm việc.
5. Phân cấp thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy:
a) Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy đối
với các dự án đầu tư và thiết kế kỹ thuật công trình quan trọng quốc gia do Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt, quyết định đầu tư; hồ sơ thiết kế chế tạo mới hoặc hoán cải phương tiện giao
thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy; những dự án
đầu tư và thiết kế kỹ thuật do Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy Công an cấp tỉnh đề
nghị hoặc những công trình khác do Tổng cục Cảnh sát quyết định theo yêu cầu nghiệp vụ.
Trong trường hợp do Tổng cục Cảnh sát quyết định thì Tổng cục Cảnh sát phải có văn bản
thông báo cho chủ đầu tư biết;
b) Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy Công an cấp tỉnh thẩm duyệt về phòng cháy và
chữa cháy các dự án đầu tư và thiết kế kỹ thuật đối với những trường hợp không thuộc thẩm
quyền của Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và những trường hợp do Cục Cảnh sát phòng
cháy và chữa cháy uỷ quyền. Trong trường hợp uỷ quyền, Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa
cháy phải có văn bản uỷ quyền của Cục trưởng.
V. KIỂM TRA THI CÔNG VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
1. Kiểm tra thi công về phòng cháy và chữa cháy gồm kiểm tra thi công các hạng mục
về phòng cháy và chữa cháy và lắp đặt thiết bị phòng cháy và chữa cháy theo thiết kế đã được
thẩm duyệt. Việc kiểm tra thi công về phòng cháy và chữa cháy được thực hiện ít nhất một lần ở
giai đoạn thi công, lắp đặt các thiết bị này và kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu thi công, lắp đặt
sai thiết kế được duyệt.
2. Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thực hiện kiểm tra thi công về phòng cháy
và chữa cháy những công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm
an toàn phòng cháy và chữa cháy do mình thẩm duyệt.
3. Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thực hiện kiểm tra việc thi công về phòng
cháy và chữa cháy đối với những công trình do mình thẩm duyệt và những công trình được Cục
Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy uỷ quyền hoặc yêu cầu.
Trong trường hợp xét thấy cần thiết, Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy sẽ cùng với
Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tiến hành kiểm tra thi công về phòng cháy và chữa
cháy.
4. Khi kiểm tra thi công về phòng cháy và chữa cháy, đại diện của chủ đầu tư, chủ
phương tiện, đại diện đơn vị thi công phải có mặt tham gia, đồng thời chủ đầu tư có thể mời các
thành phần khác có liên quan trực tiếp tham gia nếu thấy cần thiết. Chủ đầu tư, chủ phương tiện
và nhà thầu phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu và đảm bảo các điều kiện cần thiết phục vụ cho
việc kiểm tra. Hồ sơ phục vụ kiểm tra thi công bao gồm hồ sơ thiết kế được duyệt và các chứng
chỉ, tài liệu cần thiết liên quan đến chất lượng thi công, lắp đặt các thiết bị phòng cháy và chữa
cháy.
5. Chủ đầu tư, chủ phương tiện có trách nhiệm thông báo tiến độ thi công công
trình, lắp đặt thiết bị phòng cháy và chữa cháy cho Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ở
địa phương nơi có công trình xây dựng.
6. Trước khi tiến hành kiểm tra thi công ít nhất 3 ngày làm việc, cơ quan Cảnh sát
phòng cháy và chữa cháy phải thông báo cho chủ đầu tư, chủ phương tiện về thời gian, nội
dung, kế hoạch kiểm tra.
7. Kết quả kiểm tra được ghi vào biên bản theo mẫu PC3 Phụ lục 1 Thông tư này.
Chủ dầu tư, chủ phương tiện có trách nhiệm thực hiện đầy đủ và đúng thời hạn những kiến nghị
của cơ quan kiểm tra đã nêu trong biên bản.
VI. NGHIỆM THU VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
1. Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy là một phần việc trong nghiệm thu tổng
thể công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng
cháy và chữa cháy.
2. Hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy do chủ đầu tư, chủ phương tiện
chuẩn bị gồm:
a) Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy và Biên bản kiểm tra thi
công về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;
b) Báo cáo của chủ đầu tư, chủ phương tiện về tình hình kết quả thi công, kiểm tra, kiểm
định, thử nghiệm và nghiệm thu các hệ thống, thiết bị và kết cấu phòng cháy và chữa cháy;
c) Văn bản, chứng chỉ kiểm định thiết bị, phương tiện phòng cháy chữa cháy đã lắp đặt
trong công trình;
d) Biên bản thử nghiệm và nghiệm thu từng phần và tổng thể các hạng mục, hệ thống
phòng cháy và chữa cháy;
đ) Các bản vẽ hoàn công hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hạng mục liên quan
đến phòng cháy và chữa cháy;
e) Tài liệu, quy trình hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống phòng cháy
và chữa cháy của công trình, của phương tiện;
g) Văn bản nghiệm thu các hạng mục, hệ thống, thiết bị kỹ thuật khác có liên quan đến
phòng cháy và chữa cháy.
Các văn bản và hồ sơ nêu trên phải có đủ dấu, chữ ký của chủ đầu tư, chủ phương tiện,
nhà thầu, đơn vị thiết kế, nếu thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt; riêng
các bản vẽ hoàn công của hệ thống phòng cháy và chữa cháy và của các hạng mục có liên quan
đến phòng cháy và chữa cháy chỉ dịch ra tiếng Việt những nội dung cơ bản theo yêu cầu của cơ
quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
3. Nội dung và trình tự kiểm tra nghiệm thu:
a) Kiểm tra nội dung và tính pháp lý của hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy
do chủ đầu tư, chủ phương tiện chuẩn bị;
b) Kiểm tra thực tế các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy của công trình theo thiết
kế đã thẩm duyệt;
c) Tổ chức thử nghiệm hoạt động thực tế các hệ thống, thiết bị phòng cháy chữa cháy
của công trình khi xét thấy cần thiết.
4. Kết quả kiểm tra và thử nghiệm được lập thành biên bản theo mẫu PC3 Phụ lục 1
Thông tư này. Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày các bên liên quan thông qua biên bản,
cơ quan Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm xem xét, nếu đạt các yêu cầu thì ra
văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
5. Phân cấp kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy:
a) Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy kiểm tra nghiệm thu và ra văn bản nghiệm thu
về phòng cháy và chữa cháy đối với các công trình, Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu
đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy do Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa
cháy thẩm duyệt;
b) Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy kiểm tra nghiệm thu và ra văn bản nghiệm
thu về phòng cháy và chữa cháy đối với các công trình do Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa
cháy thẩm duyệt và các công trình do Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ủy quyền.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét