Thứ Tư, 21 tháng 9, 2016

Cách Sử Dụng Bình Cứu Hỏa

 - Bạn gặp phải một ngọn lửa ngoài tầm kiểm soát

Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy dạng bột và khí co2 khi gặp sự cố cháy trong việc dập tắt đám cháy trong trường hợp khẩn cấp điều kiện và phương tiện còn mỏng . Chúng ta phải chủ động có các biện pháp bảo đảm an toàn PCCC tại nơi làm việc, nơi sinh sống. Sử dụng phương tiện chữa cháy tại chổ để dập tắt kịp thời đám cháy luôn là biện pháp chủ động, hiệu quả nhất ngăn chặn cháy lớn xảy ra.
+ CÁCH SỬ DỤNG BÌNH CHỮA CHÁY BỘT :
1. Cấu tạo :
cau_tao_binh_chua_chay_bang_bot
Cấu tạo bình chữa cháy bột



2)   Cách sử dụng : 
Khi có sự cố cháy xảy ra ta xách bình đến gần đám cháy,  lắc đều bình lên xuống khoảng 3 – 4 lần, sau đó đặt bình xuống, rút chốt hãm ( chốt an toàn ), tay trái cầm vòi phun hướng về đám cháy, tay phải bóp cò, phun bột vào gốc lửa.
hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy bột
hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy bột


d)   Những điểm chú ý khi sử dụng bảo quản.

- Khi phun đứng xuôi theo chiều gió.

- Đặt bình ở những nơi râm mát và dễ lấy thuận tiện khi sử dụng.
-  Kiểm tra định kì 3 tháng 1 lần nếu kim đồng hồ áp suất chỉ về vạch đỏ thì phải mang  bình đi nạp lại.

+ CÁCH SỬ DỤNG BÌNH CHỮA CHÁY CO2 :
1. Cấu tạo :

Cấu tạo bình chữa cháy co2
Cấu tạo bình chữa cháy co2
2)   Cách sử dụng : 
Khi xảy ra cháy, mang bình tiếp cận đám cháy, một tay cầm loa phun hướng vào gốc lửa, tay kia mở khoá van bình khoảng cách miệng loa phun đến gốc lửa càng gần càng tốt .
Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy co2
Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy co2

d)   Những điểm chú ý khi sử dụng bảo quản.

  •  Đọc hư­ớng dẫn, nắm kỹ tính năng tác dụng của từng loại bình để bố trí dập các đám cháy cho phù hợp.
  • - Khi phun phải tắt hẳn mới ngừng phun
  • - Khi dập các đám cháy chất lỏng phải phun phủ lên bề mặt cháy, tránh phun xục xuống chất lỏng.
  • - Khi phun tuỳ thuộc vào từng đám cháy mà chọn vị trí, khoảng cách đứng phun cho phù hợp.
  • - Không nên sử dụng bình để dập các đám cháy ngoài trời. Nếu dùng, khi phun phải chọn đầu h­ướng gió.
  • - Đề phòng bỏng lạnh. Chỉ đ­ược cầm vào phần nhựa, cao su trên vòi và loa phun.
  • - Trước khi phun ở phòng kin, phải báo cho mọi người ra hết khỏi phòng, phải dự trù lối thoát ra sau khi phun

  • - Không sử dụng bình khí CO2 để chữa các đám cháy có kim loại kiềm, kiềm thổ, than cốc, phân đạm. Vì khi phun khí CO2 vào đám cháy sẽ sinh ra phản ứng hoá học, trong phản ứng đó sẽ tạo ra khí CO là loại khí vừa độc hại vừa có nguy hiểm cháy nổ làm cho đám cháy phát triển phức tạp thêm.

    - Khi phun phải cầm vào phần gỗ hoặc phần nhựa của loa phun, tránh cầm vào phần kim loại và nhất là không để khí CO2 phun vào người sẽ gây bỏng lạnh.

    - Không nên dùng bình khí CO2 chữa các đám cháy ở nơi trống trải, có gió mạnh vì hiệu quả thấp.

    - Khi chữa cháy các thiết bị có điện cao thế phải đi ủng và găng tay cách điện; chữa cháy trong phòng kín phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho người.

    - Đặt bình ở nơi râm mát, dễ thấy, dễ lấy, thuận tiện khi sử dụng. Không để bình ở nơi có nhiệt độ cao quá 550C dễ gây hiện tượng tăng áp suất dẫn đến nổ bình nếu van an toàn không hoạt động.

    - Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế nếu thấy hỏng hóc các bộ phận của bình: Loa phun, vòi phun, van khoá. Sửa chữa, thay thế những bình bị rò khí.
    - Phương pháp kiểm tra lượng CO2 trong bình: Phổ biến là phương pháp cân, nếu thấy lượng CO2 giảm so với lượng CO2 ban đầu là bình bị rò khí.
  • _ Nếu các bạn quan tâm đến sản phẩm này Click vô đây << bình chữa cháy >> Click vô đây.
  • + Bạn muốn được tư vấn trực tiếp hoặc mua ngay sản phẩm này

    _ Hotline ( phone) : 0938367082

    _ Email : pcccphatdat@gmail.com
Cách Sử Dụng Bình Cứu Hỏa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét