Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015

Công ty nạp bình chữa cháy,dịch vụ nạp bình chữa cháy

Công ty nạp bình chữa cháy,dịch vụ nạp bình chữa cháy

Mô tả chi tiết


 Công ty nạp bình chữa cháy Phát Đạt với nhiều kinh nghiệm tích lũy đã mang đến sự hài lòng cho khách hàng, phục vụ cho khách hàng dịch vụ nạp bình chữa cháy có hiệu quả
công ty nạp bình chữa cháy Phát Đạt luôn phục vụ khách hàng chu đáo, tận tình,với sự nhiệt tình của đội ngủ nhân viên đã mang đến cho khách hàng một sự an tâm và an toàn, sự an toàn của quý khách hàng là sự thành công của chúng tôi. 
Chuyên : nhập khẩu cung cấp thiết bị pccc, bình chữa cháy, vòi chữa cháy, van chữa cháy, hộp tủ pccc, lăng chữa cháy, kệ đựng bình chữa cháy, các thiết bị rò rỉ gas, thiết bị báo cháy,đầu báo khói đầu báo nhiệt, trung tâm báo cháy, chuông báo cháy,đèn báo cháy……..
Ngoài bán bình chữa cháy chung tôi còn nạp sạc bình chữa cháy, bảo trì lại bình chữa cháy đã sử dụng hoặc bình đã hết hạn. là một nhà nhập khẩu hàng đầu và uy tín chất lượng cùng với đội nguc nhân viên nhiều kinh nghiệm chúng tôi sẽ giúp cho khách hàng hài long về nhu cầu pccc.
Khi đặt mua hàng tại PCCC PHÁT ĐẠT quý khách hàng nhận được nhiều ưu đãi :
-          Bảo hành miễn phí
-          Giao hàng tận nơi, hướng dẫn sử dụng nhiệt tình
-          Giá rẻ cho số lượng nhiều…….
-          BÁN BÌNH CHỮA CHÁY KHÍ CO2:







- Bình chữa cháy khí CO2 MT3 loại xách tay







Trọng lượng khí chữa cháy 3kg







Trọng lượng tổng ~10kg







Cao ~60cm







Giá bán từ: 380.000 -> 430.000 VNĐ







- Bình chữa cháy khí CO2 MT5 loại xách tay







Trọng lượng khí chữa cháy 5kg







Trọng lượng tổng ~14.5kg







Cao ~85cm







Giá bán từ: 580.000 -> 640.000 VNĐ
BÁN BÌNH CHỮA CHÁY BỘT BC:







- Bình chữa cháy bột BC MFZ4 loại xách tay







Trọng lượng khí chữa cháy 4kg







Trọng lượng tổng ~5.5kg







Cao ~45cm







Giá bán từ: 220.000 -> 280.000 VNĐ







Bình chữa cháy bột BC MFZ8 loại xách tay







Trọng lượng khí chữa cháy 8kg







Trọng lượng tổng ~10.5kg







Cao ~55cm







Giá bán từ: 290.000 -> 340.000 VNĐ







Bình chữa cháy bột BC MFZ35 loại cố định (kèm xe đẩy)







Trọng lượng khí chữa cháy 35kg







Trọng lượng tổng ~kg







Cao ~85cm, Đường kính ~30cm







Giá bán từ: 1.550.000 -> 1.850.000 VNĐ







BÁN BÌNH CHỮA CHÁY  BỘT ABC:  bình chữa cháy tự động,bình cầu chữa cháy tự động XZFTB8, XZFTB6, bình cầu 8kg, bình cầu 6kg







Nếu có thắc mắc gì, xin quý khách liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn tốt hơn.







Hoặc quý khách hàng có thể góp ý với chúng tôi bằng cách comment trực tiếp phía dưới bài đăng này.















Xin chân thành cảm ơn!

Bảng giá bình cứu hỏa rẻ nhất miền nam, uy tín, hàng nhập khẩu chất lượng
- Chuyên: cung cấp sỉ & lẻ các mặt hàng thiết bị phòng cháy chữa cháy, bình chữa cháy, bình cứu hỏa, bình dập lửa, bình chữa cháy bột, bình chữa cháy CO2, bình bột chữa cháy BC MFZ, ABC MFZL, bình chữa cháy tự động hình cầu, bình chữa cháy mini cho phương tiện giao thông, chất chữa cháy, bột chữa cháy, PCCC, khí CO2 chữa cháy, vòi chữa cháy, tủ, kệ pccc, giá treo bình cứu hỏa, Bảng EXIT SB, đèn sự cố, Nơi để bình chữa cháy, nội quy + tiêu lệnh pccc.....

- Nhận nạp, sạc, bơm, bảo trì sửa chữa các bình chữa cháy đã qua sử dụng hoặc hết niên hạn, thay thế phụ kiện sửa chữa móp méo...
- Cam kết sản phẩm đạt chất lượng an toàn, đạt tiêu chuẩn an toàn phòng cháy chữa cháy. Sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ, có giấy kiểm định CO-CQ...
- Chúng tôi  luôn tự đặt mình ở vị trí của quý khách hàng để phục vụ quý khách hàng, tạo niềm tin tới chúng tôi. Là 1 công ty nhập khẩu trực tiếp, chúng tôi tự hào mang tới những sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất. Phương châm làm việc của chúng tôi là: UY TÍN - CHẤT LƯỢNG - GIÁ CẢ CẠNH TRANH.

- Dưới đây là báo giá 1 số mặt hàng cơ bản để quý khách hàng tiện việc tham khảo:

Giá bình chữa cháy bột BC MFZ4 - 4kg: 195.000 VNĐ

Giá bình chữa cháy bột BC MFZ8 - 8kg: 295.000 VNĐ

Giá bình chữa cháy bột BC MFZ35 - 35kg: 2000.000 VNĐ

Giá bình chữa cháy  bột ABC MFZ4 - 4kg: 195.000 VNĐ

Giá bình chữa cháy bột ABC MFZ8 - 8kg: 195.000 VNĐ

Giá bình chữa cháy bột ABC MFZ35 - 35kg: 2.000.000 VNĐ

Giá bình chữa cháy  khí CO2 MT3 - 3kg: 395.000 VNĐ

Giá bình chữa cháy khí CO2 MT5 - 5kg: 595.000 VNĐ

Hoặc liên hệ để có giá tốt nhất
Liên Hệ: Phòng Kinh Doanh

Dịch vụ nạp sạc bình CO2 chữa cháy các loại (dạng bột, dạng khí), sửa chữa thiết bị các loại.

Nạp sạc bình CO2 chữa cháy:

Bình khí : 18 000 vnd / 01 kg / lần.

Bình bột : 15 000 vnd / 01kg/ lần.

Vận chuyển tùy theo khoảng cách xa gần, tính chi phí vận chuyển. Nếu nạp cho xí nghiệp, nhà máy số lượng lớn thì sẽ vận chuyển bình tới tận nơi.

An toàn, chính xác và uy tín.

Nạp bình CO2 chữa cháy -  Bình chữa cháy nạp lại được (rechargeable extinguisher – refillable extinguisher) có thể thực hiện được bảo dưỡng toàn bộ, kể cả việc kiểm tra bên trong bình chịu áp lực, thay thế toàn bộ các bộ phận và phụ tùng chất lượng (dưới tiêu chuẩn) và thử thủy lực.

1. Khuyến cáo:







Sau 3 tháng kiểm tra đảo bột trong bình bằng cách dốc ngược nhiều lần làm cho bột tơi xốp , kiểm tra đồng hồ áp lực chỉ vạch xanh. Bình hoạt động tốt.







Sau 12 tháng nạp lại cả khí lẫn bột .







Không được thử (chỉ kiểm tra thông qua đồng hồ áp xuất ).

2. Các loại bình thông dụng:







Bình bột BC : MFZ0.5 – MFZ1 – MFZ2 – MFZ4 – MFZ8 – MFZT35







Bình bột ABC : MFZL1 – MFZL 2 – MFZL 4 – MFZL 8 – MFZLT 35







Bình Co2 chữa cháy MT2 – MT3 – MT5 – MT24

-  Bình chữa cháy này có khả năng nạp lại được chất chữa cháy và khí đẩy, và khôi phục hoàn toàn khả năng hoạt động của nó bởi các tiêu chuẩn thực hành được các công ty cung cấp thiết bị chữa cháy sử dụng. Bình chữa cháy nạp lại được được ghi nhãn “Nạp lại ngay sau khi sử dụng” hoặc ghi các nhãn đơn giản tương đương.

CÔNG TY TNHH XNK TM DV TM PCCC PHÁT ĐẠT
ĐC : 41 Lũy Bán Bích, P.Tân Thới Hòa, Q. Tân Phú, Tp.HCM
Tel: 08.66825187 - 0938367082 - 0964207203
Fax: 08.39611090
Email : pcccphatdat@gmail.com hoặc pcccphatdat@yahoo.com.vn
Web : www.114pccc.com

Cách kiểm tra và bảo dưỡng bình chữa cháy như thế nào

Cách kiểm tra và bảo dưỡng bình chữa cháy như thế nào

Mô tả chi tiết


 Việc kiểm tra và bảo dưỡng bình chữa cháy rất cần thiết cho việc phòng cháy và chữa cháy, chúng ta cần phải kiểm tra đúng cách
TCVN 7435 - 2:2004 - ISO 11602 2 : 2000
PHẦN 2: KIỂM TRA VÀ BẢO DƯỠNG
Fire protection- Protable and wheeled fire extinguishers -
Part 2: Inspection and maintance
1. PHẠM VI ÁP DỤNG
Tiêu chuẩn quy định việc kiểm tra, bảo dưỡng và thử định kỳ các bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy. Bình chữa cháy xách tay được xác định là phương tiện ban đầu để chữa cháy
trong phạm vi giới hạn. Các bình chữa cháy xách tay vẫn cần thiết ngay cả khi đã được trang bị hệ thống Sprinklers tự động, hệ thống chữa cháy vách tường hoặc cả thiết bị chữa cháy cố định.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho hệ thống được lắp đặt cố định để dập tắt đám cháy, mặc dù các bộ phận của hệ thống đó có thể di chuyển được (như vòi phun hoặc lăng phun được gắn với bộ phận cung cấp chất chữa cháy.) Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các bình chữa cháy sử dụng trên máy bay, tàu thuỷ và phương tiện giao thông đường bộ.
 
2. TÀI LIỆU VIỆN DẪN
TCVN 6100 (ISO 5923), Phòng cháy chữa cháy - Chất chữa cháy - Các bon đioxít.
TCVN 6154: 1996, Bình chịu áp lực- Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo - Phương pháp thử.
TCVN 6156:1996, Bình chịu áp lực- Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sữa chữa. Phương pháp thử.
ISO 7201-1, Fire protection- Fire extinguishing media-Halogenated hydrocacbons- Part1 Specifcations for halon 1211 and halon 1301(Phòng cháy chữa cháy-Chất chữa cháy-Hydrocácbon được halogen hoá- Phần 1: Yêu cầu kỹ thuật với halon 1211 và halon 1301).
ISO 7201-2, Fire protection-Fire extinguishing media-Halogenated hydrocacbons-Part2: Code of practice for safe handing and tranfer procedures of
halon 1211 and 1301: (Phòng cháy chữa cháy- Chất chữa cháy- Hydrocácbon được halongen hoá-Phần 2 : Quy phạm thực hành đối với quy trình vận chuyển và sắp xếp
halon 1211 và halon 1311). 
TCVN 7435-1(ISO 11602-1), Phòng cháy chữa cháy- Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy - Phần 1: Lựa chọn và bố trí.
 
3. THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa của TCVN 7435 - 1
4.1 Quy định chung
4.1.1 Người chủ hoặc đại lý hoặc người ở nơi các bình chữa cháy được bố trí phải có trách nhiệm kiểm tra, bảo dưỡng và nạp lại.
4.1.2. Quy trình kiểm tra và bảo dưỡng bình chữa cháy khác nhau nhiều. Các kiến thức tối thiểu cần thiết để thực hiện quy trình kiểm tra hàng tháng theo 4.2. Chỉ
những người có thẩm quyền mới được bảo dưỡng và sửa chữa theo 4.3 và 4.4. Xem phụ lục A.
4.1.3 Việc bảo dưỡng và nạp lại phải được thực hiện theo sổ tay hướng dẫn thích hợp, sử dụng các loại dụng cụ, vật liệu thay thế, dầu bôi trơn và các phụ tùng
thay thế nhận biết được và được người sản xuất hướng dẫn.
4.1.4 Bình chữa cháy không còn khả năng bảo dưỡng hoặc nạp lại phải được thay thế bằng một bình dự trữ cùng kiểu và tối thiểu cùng loại và cùng công suất.
4.2 Kiểm tra
4.2.1 Bình chữa cháy phải được kiểm tra khi lần đầu đưa vào sử dụng và sau đó phải được kiểm tra định kỳ khoảng 30 ngày. Bình chữa cháy phải được kiểm tra với
chu kỳ ngắn hơn khi có yêu cầu. 
4.2.2 Kiểm tra định kỳ được thực hiện để đảm bảo bình chữa cháy:
a/ Được đặt đúng vị trí quy định;
b/ Không bị trở ngại và dễ nhìn thấy và bản hướng dẫn sử dụng của bình quay ra ngoài;
c/ Hướng dẫn sử dụng rõ ràng;
d/ Niêm phong hoặc bộ phận chèn không vỡ hoặc bị mất;
e/ Còn đầy (bằng cách cân hoặc nhấc)
f/ Không bị hư hỏng, ăn mòn, rỏ rỉ hoặc lăng phun bị bịt kín;
g/ Nếu đồng hồ đo áp suất, kim của đồng hồ phải ở vị trí hoạt động hoặc nằm trong khoảng hoạt động.
4.2.3 Khi kiểm tra nếu phát hiện bất kỳ bình chữa cháy nào không đảm bảo đúng các điều kiện được liệt kê trong 4.2.2a và b/ phải có hành động chỉnh sửa
ngay.
4.2.4 Khi kiểm tra phát hiện bất kỳ bình chữa cháy nạp lại được nào không thực hiện đúng bất kỳ điều kiện của c/,d/,e/,f/ hoặc g/ của 4.2.2 thì phải tiến hành bảo
dưỡng theo qui trình thích hợp.
4.2.5 Khi kiểm tra phát hiện bất kỳ bình chữa cháy bằng bột không nạp lại được không thực hiện đúng bất kỳ điều nào của c/, d/,e/,f/ hoặc g/ của 4.2.2 thì phải loại bỏ.
4.2.6 Khi kiểm tra phát hiện bất kỳ bình chữa cháy halon không nạp lại được không thực hiện đúng bất kỳ điều kiện nào của c/, d/,e/,f hoặc g/ của 4.2.2 thì phải
loại bỏ và chất chữa cháy phải được lấy lại hoặc huỷ.
4.3 Bảo dưỡng 
4.3.1 Quy định chung
Tất cả các loại bình chữa cháy, trừ loại được lưu ý ở phục lục C, phải đảm được bảo dưỡng như sau:
a/ Không quá một năm nhưng không ít hơn 6 tháng một lần;
b/ Thử thuỷ lực đúng kỳ;
c/ Khi có yêu cầu kiểm tra đặc biệt. Quy trình bào bảo dưỡng phải tiến hành phù hợp với 4.3.2
4.3.2 Quy trình đối với tất cả các loại bình chữa cháy
4.3.2.1 Trong một lần bảo dưỡng, tất cả các loại bình chữa cháy phải:
a/ Kiểm tra niêm phong và cơ cấu an toàn để xác định bình chữa cháy đã được sử dụng chưa; Sau khi bảo dưỡng, thay thế cơ cấu an toàn và lắp liêm phong mới;
c/ Gắn biển vào bình hoặc ghi nhãn tấm biển gắn vào bình để chỉ ra rằng đã tiến hành bảo dưỡng theo quy định.
4.3.2.2 Đối với việc cân nhắc quy trình được thực hiện khi bảo dưỡng bình chữa cháy xách tay, các loại bình được phân loại như sau:
- Loại 1: Bình có áp suất nén trực tiếp với chất chữa cháy là nước, nước có phụ gia, hoặc bọt
- Loại 2: Bình có áp suất nén trực tiếp với chất chữa cháy là bột hoặc halon;
- Loại 3: Bình dùng chai khí đẩy với chất chữa cháy là nước, nước có phụ gia hoặc bọt;
- Loại 4: Bình dùng chai khí đẩy với chất chữa cháy là bột;
- Loại 5: Bình chữa cháy các bon dioxide
4.3.2.3 Bổ sung vào yêu cầu của 4.3.2.1 a/,b/ và c/ bình chữa cháy phải được bảo dưỡng theo bảng 1.
4.3.2.4 Cảnh báo: Trước khi mở bất kỳ bình chữa cháy bằng bột nào, bình đó phải được xác định rằng trong khi kiểm tra và bảo dưỡng, các sự phòng ngừa được nêu trong 4.3.4.1 và 4.3.2.4.2 phải được xem xét.
4.3.2.4.1 Chỉ được mở bình chữa cháy bằng bột ở điều kiện khô nhất có thể và trong thời gian ít nhất cần thiết để kiểm tra, nhằm làm giảm tới mức thấp nhất ảnh
hưởng của độ ẩm không khí đến bột (bột có thể hấp thụ một lượng độ ẩm có hại nếu để phơi trong không khí có độ ẩm tương đối cao hoặc nếu bột lạnh hơn không khí
xung quanh).
4.3.2.4.2. Cấm việc trộn lẫn làm nhiễm bẩn chéo giữa các loại bột chữa cháy
khác nhau (Một số các loại bột có khả năng tác dụng tới một số loại bột khác tạo ra
nước và cácbon dioxit. Phản ứng này thường không xảy ra một cách rõ ràng cho tới
sau một tuần mà trong thời gian đó phản ứng bề mặt không xảy ra. Nước gây ra sự
vón cục và ở trong thùng kín các bon dioxit gây ra sự tăng áp nên rất nguy hiểm. Chỉ
những bình chứa cùng loại bột mới được mở và kiểm tra cùng một thời điểm).
Bảng 1:
Loại bình
STT Quy trình bảo dưỡng
1 2 3 4 5
1 Kiểm tra và xác nhận rằng thiết bị chỉ thị áp
suất (nếu được lắp) là chỉ áp suất trong bình
chính xác hoặc khi thiết bị này không được
lắp, áp suất trong là chính xác. Nếu bình chữa
cháy chỉ ra áp suất giảm hơn 10% hoặc nhiều
hơn so với mức giảm lớn nhất theo hướng dẫn
của người sản xuất nếu áp suất giảm ít hơn 10%
phải theo chỉ dẫn của người sản xuất để có biện
pháp thích hợp.
x x
2 Kiểm tra bên ngoài thân bình chữa cháy xem có
bị ăn mòn hoặc hư hại. Nếu bình bị ăn mòn ít
hoặc hư hại không đáng kể, bình phải bị loại bỏ
hoặc phải thử thuỷ lực. Nếu bình bị mòn nhiều
hoặc có một vài hư hại thì bình phải bị loại bỏ.
x x x x x
3 Cân bình chữa cháy(có hoặc không có cơ cấu x x x x x
vận hành theo hướng dẫn của người chế tạo)
hoặc sử dụng phương thức thích hợp để kiểm
tra bình chứa khối lượng chất chữa cháy chính
xác. Đối chiếu khối lượng so với khối lượng
được ghi khi bình chứa sử dụng lần đầu.
4 Kiểm tra lăng phun và vòi phun (nếu được
trang bị) và làm sạch nếu cần thiết. Phải thay
thế nếu bị hư hỏng hoặc không ở trạng thái tốt.
x x x x x
5 Khi bình chữa cháy được thiết kế có cơ cấu vận
hành tháo ra được, phải kiểm tra cơ cấu vận
hành và kiểm soát sự xả (nếu được nắp) đối với
việc di chuyển tự do. Làm sạch, chỉnh sửa,
hoặc thay thế, nếu cần. Phải bảo vệ ren và các
chi tiết vặn chống lại sự ăn mòn bằng dầu bôi
trơn theo hướng dẫn của người sản xuất.
x x x x
6 Mở bình chữa cháy hoặc tháo các đấu lắp ráp.
Tháo chai khí đẩy.
x x
7 (Chỉ đối với bình chữa cháy bằng nước có phụ
gia hoặc bọt). Đổ chất lỏng vào bình chứa sạch.
Nếu dấu hiệu bị hư hỏng xuất hiện (tham khảo
hướng dẫn của người sản xuất đối với các sản
phẩm). Đổ bỏ chất lỏng này và đổ vào chất
lỏng đặc biệt của người sản xuất. Khi chất tạo
bọt chữa cháy hoặc phụ gia ở trong bình riêng
biệt, kiểm tra sự rò rỉ. Loại bỏ bình bình rỏ rỉ và
thay bằng bình mới và nạp.
x
8 Làm sạch bên trong và bên ngoài bình chữa
cháy và kiểm tra bên trong và bên ngoài thân
bình để phát hiện sự ăn mòn và hư hại. Nếu bình
bị ăn mòn ít hoặc bị hư hại không đáng kể, bình
phải bị loại bỏ hoặc thử thuỷ lực. Nếu bị ăn mòn
nhiều hoặc có một vài hư hại bình phải bị loại
bỏ.
x
9 Kiểm tra bên ngoài chai khí đẩy để phát hiện ăn
mòn và hư hại. Nếu chai khí đẩy bị ăn mòn và
hư hại thì phải thay mới như khuyến nghị của
người sản xuất. Cân chai khí đẩy và kiểm tra
x x
khối lượng so với khối lượng ghi trên chai.
Chai khí đẩy có khối lượng chất chưá ít hơn
khối lượng nhỏ nhất được ghi, hoặc chai được
phát hiện bị rò rỉ thì phải loại bỏ hoặc được
thay bằng chai mới theo khuyến nghị của người
sản xuất.
10 Làm sạch nếu cần và xì hết khí qua lỗ thông hơi
(hoặc các cơ cấu thông hơi khác) ở trong nắp.
x x
11 Kiểm tra lăng phun ống nhánh, lưới lọc và ống
phun trong van xả khí (nếu được lắp) và làm
sạch chúng, nếu cần.
x
12 Làm sạch và kiểm tra lăng phun, vòi phun và
ống phun trong để phát hiện sự tắc nghẽn bằng
cách bơm không khí đi qua chúng, chỉnh sửa
hoặc thay thếu nếu cần.
x
13 Kiểm tra các vòng đệm, màng ngăn và vòi phun
và thay thế nếu bị hư hại hoặc có khuyết tật. Nếu
vòi phun được lắp ở đáy bình và màng ngăn được
sử dụng thì phải thay.
x x
14 Kiểm tra bột trong bình để xác định không có
dấu hiệu của sự vón cục, đóng cục hoặc vật lạ.
Khuấy trộn bột bằng cách lắc và dốc ngược
bình, nhưng phải tránh làm tràn. Nếu có dấu
hiệu vón cục, đóng cục hoặc có vật lạ, nếu
không phun được hoặc có bất kỳ trở ngại nào,
phải thay tất cả bột chữa cháy và nạp lại bình
bằng bột chữa cháy của người sản xuất
x
15 Nạp lại bình chữa cháy tới mức ban đầu, bù lại
lượng nước bị mất hoặc thay bằng nước sạch
nếu cần. Đối với nước có phụ gia hoặc dung
dịch tạo bọt, nạp lại bình theo hướng dẫn của
người sản xuất.
x
16 Lắp lại bình theo hướng dẫn của người sản xuất x x
17 Kiểm tra loa phun, vòi phun chữa cháy và lắp
van, làm sạch và thay thế nếu không ở tình
trạng tốt.
x
chỉ áp suất
không và thiết bị chỉ thị (nếu được trang bị)
phải chỉ vị trí đã phun
x x x
2 Mở bình chữa cháy, làm sạch bên trong và
kiểm tra bên trong thân bình để phát hiện sự
ăn mòn và hư hại. Nếu bình bị ăn mòn ít hoặc
hư hại không đáng kể, bình phải bị loại bỏ
hoặc phải thử thuỷ lực lại. Nếu bình bị ăn mòn
nhiều hoặc có một vài hư hỏng thì bình phải bị
loại bỏ.
x x x
3 Kiểm tra theo cách thích hợp lăng phun, lưới
lọc và vòi phun, lỗ thông (hoặc các cơ cấu
thông hơi khác) ở trong nắp hoặc bộ van và
ống xả trong. Làm sạch, nếu cần.
x x x
4 Kiểm tra tất cả vòng đệm bịt kín và vòi phun (nếu
được lắp) và thay nếu bị hư hỏng.
x x x
5 Kiểm tra có cấu vận hành về việc chuyển
động và làm sạch, sửa chữa hoặc thay thế nếu
cần thiết.
x x x
6 Lắp ráp lại và nạp lại bình chữa cháy. Xem
4.4
x x x
4.4 Nạp lại
4.4.1 Tất cả các loại bình chữa cháy nạp lại được phải được nạp lại sau khi sử
dụng hoặc khi được thanh tra yêu cầu hoặc bảo dưỡng bị thiếu.
4.4.2 Khi tiến hành nạp lại, phải theo hướng dẫn của người sản xuất.
4.4.3 Khối lượng chất chữa cháy nạp lại được xác định bằng cân. Khối lượng
toàn bộ bình nạp lại phải bằng khối lượng toàn bộ ghi trên nhãn của người sản xuất.
Đối với các bình chữa cháy không ghi khối lượng toàn bộ trên nhãn, trên bình phải
ghi nhãn vĩnh cửu chỉ khối lượng toàn bộ.
4.4.4 Sau khi nạp lại, phải tiến hành thử độ kín ở áp suất tồn chứa và với bình
chữa cháy và chai khí đẩy tự xả chất chữa cháy.
Khi sử dụng phương pháp phát hiện sự rò rỉ bằng chất lỏng, phải lưu ý ngăn sự
nhiễm bẩn chất chữa cháy bởi chất lỏng.
4.4.5 Bình chữa cháy tạo màng nước (AFFF) và bọt tạo màng floprotein (FFFP)
phải được nạp lại chất chữa cháy mới theo hướng dẫn của người sản xuất.
4.4.6 Chỉ được sử dụng chất chữa cháy theo quy định trên nhãn.
4.4.7 Mỗi loại bột không được trỗn lẫn hoặc bị làm bẩn bởi loại bột khác.
4.4.8 Không được chuyển đổi bình chữa cháy từ loại này sang loại khác, hoặc
không được sử dụng các loại chất chữa cháy khác nhau.
4.4.9 Không được sử dụng lại bột chữa cháy còn lại trong bình được nạp lại.
4.4.10 Bình chữa cháy được bảo dưỡng 5 năm hoặc để thử thuỷ lực phải là bình
rỗng. Bột không được sử dụng lại trừ khi sử dụng hệ thống thu hồi kín và chất chữa
cháy được tồn chứa riêng trong contenơ được bịt kín ngăn không bị nhiễm bẩn. Trước
khi sử dụng lại, bột chữa cháy phải được kiểm tra toàn bộ. Khi có nghi ngờ liên quan
đến bột, sự nhiễm bẩn hoặc tình trạng của bột thì phải loại bỏ.
4.4.11 Đối với tất cả lọai bình chữa cháy không dùng nước phải loại bỏ bất kỳ
hơi ẩm nào có trong bình rỗng trước khi nạp lại.
4.4.12 Bình chữa cháy halon chỉ được nạp lại đúng loại tốt hơn và khối lượng
chất chữa cháy theo quy định trên tấm nhãn. Halon dùng để nạp lại phải theo quy định
của ISO 7201. Bình chữa cháy đã chứa halon không phù hợp với qui định của ISO
7201 không được nạp lại.
4.4.13 Việc tháo chất chữa cháy từ bình chữa cháy halon phải được thực hiện
bằng hệ thống tháo kín dùng cho halon. Phải kiểm tra bên trong thân bình chữa cháy
để phát hiện sự nhiễm bẩn hoặc sự ăn mòn. Chất chữa cháy được giữ lại trong bình
tháo của hệ thống chỉ được sử dụng lại khi không có dấu hiệu của sự nhiễm bẩn bên
trong được phát hiện trong bình chữa cháy. Halon được tháo khỏi bình có dấu hiệu
của sự nhiễm bẩn trong hoặc bị ăn mòn phải được xử lý theo hướng dẫn của người
sản xuất bình.
4.4.14 Các bon dioxit phải theo yêu của TCVN 6100
4.4.15 Khi nạp lại bình chữa cháy dùng nước, nạp quá mức sẽ gây ra sự xả
không đúng. Lượng chất lỏng nạp đúng phải được xác định bằng một trong các cách
sau:
- Đo chính xác bằng khối lượng
- Đo chính xác bằng thể tích
- Sử dụng ống chống nạp quá nếu được trang bị.
- Sử dụng dấu nếu được trang bị
4.4.16 áp kế để đặt nguồn áp suất được điều chỉnh phải được hiệu chuẩn ít nhất
hàng năm.
4.4.17 Bình chữa cháy lại dùng khí nén trực tiếp nạp lại được nạp chỉ phải tạo
tới áp suất nạp nghi trên tấm nhãn của bình. Adapter tạo áp của người sản xuất phải
nối với bộ van trước khi tạo áp cho bình. Nguồn áp suất được điều chỉnh, được đặt
không cao hơn 0,2 MPa trên áp suất vận hành, được sử dụng để tạo áp cho bình chữa
cháy.
Cảnh báo: Nguồn áp suất không điều chỉnh được như chai nitơ không có bộ
điều áp, không bao giờ được sử dụng vì bình chữa cháy có thể bị quá áp và có khả
năng bị phá huỷ.
Không bao giờ để bình chữa cháy nối với bộ điều áp của nguồn áp suất cao trong chu
kỳ định sẵn. Bộ điều áp bị lỗi có thể làm phá huỷ bình do quá áp.
4.4.18 Chỉ có nitơ công nghiệp tiêu chuẩn hoặc các khí trơ khá

Thủ tục thẩm duyệt và nghiệm thu pccc

Thủ tục thẩm duyệt và nghiệm thu pccc

Mô tả chi tiết

 THỦ TỤC PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CHO CÔNG TRÌNH

1. Công tác thẩm duyệt hồ sơ dự án và thiết kế: Dự án, công trình hay hạng mục công trình
(sau đây gọi chung là công trình) quy định tại phụ lục 3 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP thuộc
mọi nguồn vốn đầu tư khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng phải có thiết
kế về phòng cháy và chữa cháy do cơ quan có đủ năng lực thiết kế và phải được thẩm duyệt
về phòng cháy và chữa cháy trước khi thi công.
1.1.Công tác thẩm duyệt dự án
a)Đối tượng thẩm duyệt
-Tất cả các công trình quy định tại phụ lục 3 Nghị định 35/2003/NĐ-CP.
-Đối với các công trình quy định tại các mục 14, 15, 19 phụ lục 3 Nghị định số 35/2003/NĐ-
CP không thuộc diện phải lập dự án quy hoạch xây dựng và dự án đầu tư thì phải được cơ
quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chấp thuận về địa điểm trước khi tiến hành thiết kế
công trình.
b)Hồ sơ nộp cơ quan Cảnh sát PCCC thẩm quyền gồm có
-Văn bản của chủ đầu tư đề nghị thẩm duyệt;
-Hồ sơ dự án quy hoạch xây dựng, dự án đầu tư và hồ sơ thiết kế cơ sở.
-Đối với việc chấp thuận địa điểm xây dựng công trình gồm
-Văn bản của chủ đầu tư đề nghị chấp thuận địa điểm xây dựng, trong đó nêu rõ đặc điểm, quy
mô, tính chất của công trình dự kiến xây dựng;
-Tài liệu hoặc bản vẽ thể hiện rõ địa điểm, hướng gió chủ đạo, các thông tin về địa hình của
khu đất, về khí hậu, thuỷ văn, khoảng cách từ công trình dự kiến xây dựng đến các cơ sở, công
trình xung quanh.
c)Thời gian thẩm duyệt dự án: Thời gian thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy được tính kể
từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và được quy định như sau:
-Không quá 20 ngày làm việc đối với dự án quy hoạch, dự án xây dựng;
-Không quá 10 ngày làm việc đối với việc chấp thuận về địa điểm xây dựng công trình,
songđể tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư, Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy - Công
an tỉnh Quảng Ngãi giảm thời gian thẩm duyệt như sau:
-Không quá 06 ngày làm việc đối với dự án quy hoạch, dự án xây dựng;
-Không quá 05 ngày làm việc đối với việc chấp thuận về địa điểm xây dựng công trình.
-Kết quả chấp thuận địa điểm xây dựng công trình phòng Cảnh sát PCCC trả lời bằng văn bản.
1.2.Công tác thẩm duyệt hồ sơ thiết kế thi công:
a)Đối tượng thẩm duyệt
-Các công trình quy định tại phụ lục 3 Nghị định 35/2003/NĐ-CP.
b)Hồ sơ nộp cơ quan Cảnh sát PCCC thẩm duyệt gồm có
-Văn bản đề nghị thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư; trường hợp chủ đầu
tư uỷ quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản uỷ quyền kèm theo;
-Bản sao giấy phép đầu tư và chứng chỉ quy hoạch hay thoả thuận về địa điểm của cơ quan
quản lý Nhà nước có thẩm quyền;
-Các bản vẽ và bản thuyết minh thể hiện những nội dung yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy
như sau:
-Địa điểm xây dựng công trình bảo đảm khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối
với các công trình xung quanh;
-Bậc chịu lửa hay mức độ chịu lửa của công trình phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của
công trình; có giải pháp đảm bảo ngăn cháy và chống cháy lan giữa các hạng mục của công
trình và giữa công trình này với công trình khác;
-Công nghệ sản xuất, hệ thống điện, chống sét, chống nổ của công trình và bố trí các hệ thống,
máy móc, thiết bị vật tư bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy;
-Hệ thống thoát nạn gồm cửa, lối đi, hành lang, cầu thang chung, cửa, lối đi, cầu thang dành
riêng cho thoát nạn, thiết bị chiếu sáng và chỉ dẫn lối thoát, thiết bị thông gió và hút khói, thiết
bị cứu người, thiết bị báo tín hiệu bảo đảm cho việc thoát nạn nhanh chóng, an toàn khi xảy ra
cháy;
-Hệ thống giao thông, bãi đỗ phục cho phương tiện chữa cháy cơ giới bảo đảm kích thước và
tải trọng; hệ thống cấp nước chữa cháy bảo đảm phục vụ chữa cháy;
-Hệ thống báo cháy, hệ thống chữa cháy và phương tiện chữa cháy khác bảo đảm số lượng, vị
trí lắp đặt và các thông số kỹ thuật phù hợp với thông số đặc điểm và tính chất hoạt động của
công trình;
-Trong dự án và thiết kế phải có dự toán kinh phí cho hạng mục phòng cháy chữa cháy.
Hồ sơ thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy gồm 03 bộ, nếu hồ sơ thể hiện bằng tiếng nước
ngoài thì phải có bản dịch ra tiếng Việt kèm theo và hồ sơ phải có xác nhận của chủ đầu tư.
c)Thời gian thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy được tính từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và
được quy định như sau
-Không quá 30 ngày làm việc đối với thiết kế kỹ thuật công trình nhóm A;
-Không quá 20 ngày làm việc đối với thiết kế kỹ thuật công trình nhóm B,C.
Phân nhóm dự án công trình nhóm A, B, C thực hiện theo Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng
hiện hành.
Nhưng để tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư phòng Cảnh sát PCCC - Công an tỉnh Quảng
Ngãi giảm thời gian thẩm duyệt như sau:
-Không quá 20 ngày làm việc đối với thiết kế kỹ thuật công trình nhóm A;
-Không quá 10 ngày làm việc đối với thiết kế kỹ thuật công trình nhóm B,C.
d)Kinh phí cho việc thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy được xác định trong vốn đầu tư
của dự án, công trình
Hiện nay Chính phủ chưa có quy định mức phí và lệ phí thẩm duyệt về phòng cháy và chữa
cháy, nên cơ quan Cảnh sát PCCC chưa thu.
Kết quả thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy theo mẫu PC1 do phòng Cảnh sát PCCC ký.
2.Kiểm tra thi công về phòng cháy và chữa cháy:
2.1.Kiểm tra thi công về phòng cháy và chữa cháy :gồm kiểm tra thi công các hạng mục về
phòng cháy và chữa cháy và lắp đặt thiết bị phòng cháy và chữa cháy theo thiết kế đã được
thẩm duyệt. Việc kiểm tra thi công về phòng cháy và chữa cháy được thực hiện ít nhất một lần
ở giai đoạn thi công, lắp đặt các thiết bị này và kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu thi công, lắp
đặt sai thiết kế được duyệt.
2.2.Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thực hiện kiểm tra thi công về phòng cháy và
chữa cháy những công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm
an toàn phòng cháy và chữa cháy do mình thẩm duyệt.
2.3.Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thực hiện kiểm tra việc thi công về phòng
cháy và chữa cháy đối với những công trình do mình thẩm duyệt và những công trình được
Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ủy quyền hoặc yêu cầu.
Trong trường hợp xét thấy cần thiết, Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy sẽ cùng với
Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tiến hành kiểm tra thi công về phòng cháy và chữa
cháy.
2.4.Kiểm tra thi công về phòng cháy và chữa cháy , đại diện của chủ đầu tư, chủ phương
tiện, đại diện đơn vị thi công phải có mặt tham gia, đồng thời chủ đầu tư có thể mời các thành
phần khác có liên quan trực tiếp tham gia nếu thấy cần thiết. Chủ đầu tư, chủ phương tiện và
nhà thầu phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu và đảm bảo các điều kiện cần thiết phục vụ cho
việc kiểm tra. Hồ sơ phục vụ kiểm tra thi công bao gồm hồ sơ thiết kế được duyệt và các
chứng chỉ, tài liệu cần thiết liên quan đến chất lượng thi công, lắp đặt các thiết bị phòng cháy
và chữa cháy.
2.5.Chủ đầu tư, chủ phương tiện có trách nhiệm thông báo tiến độ thi công công trình, lắp
đặt thiết bị phòng cháy và chữa cháy cho Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ở địa
phương nơi có công trình xây dựng.
2.6.Trước khi tiến hành kiểm tra thi công ít nhất 03 ngày làm việc, cơ quan Cảnh sát phòng
cháy và chữa cháy phải thông báo cho chủ đầu tư, chủ phương tiện về thời gian, nội dung, kế
hoạch kiểm tra.
2.7.Kết quả kiểm tra được ghi vào biên bản theo mẫu PC3. Chủ đầ tư, chủ phương tiện có
trách nhiệm thực hiện đầy đủ và đúng thời hạn những kiến nghị của cơ quan kiểm tra đã nêu
trong biên bản.
 
Các văn bản và hồ sơ nêu trên phải có đủ dấu, chữ ký của chủ đầu tư, chủ phương tiện, nhà
thầu, đơn vị thiết kế, nếu thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt; riêng các
bản vẽ hoàn công của hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hạng mục có liên quan đến
phòng cháy và chữa cháy chỉ dịch ra tiếng Việt những nội dung cơ bản theo yêu cầu của cơ
quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
Kết quả nghiệm thu thực hiện theo mẫu PC3